I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.
Lý do chọn đề tài
§ Lý do về mặt lý luận
- Nghị quyết Trung Ương 2 khoá VIII,
Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: "Đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ theo một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh ...".
- Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09
tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới là: "Xây dựng nội dung
chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân
lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và
truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát
triển khu vực và trên thế giới".
- Luật giáo dục năm 2005 cũng đã nêu:
"... Khắc phục những mặt hạn chế của chương trình sách giáo khoa, tăng
tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa
học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh .... Đảm
bảo sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương
trình sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác
nhau. Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học
phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học
...".
§ Lý do về mặt thực tiễn
- Trong nhà trường hiện nay có ứng dụng
một số phần mềm quản lý học sinh, quản lý điểm như School
manager, Vemit, Isms …. Tuy nhiên đa số các phần mềm này chỉ giúp ích tốt cho
công tác quản lý, thống kê và báo cáo số liệu. Giáo viên là đối tượng cần được
hỗ trợ nhất thì lại được hưởng lợi ít từ các phần mềm này. Mặt khác giáo viên
lại phải báo cáo điểm với người quản lý phần mềm theo các mẫu của các phần mềm
khác nhau để nhập điểm vào phần mềm.
- Sử dụng excel là giải pháp mà giáo
viên chọn để quản lý điểm của mình. Tuy nhiên đa số chỉ sử dụng trong việc tính
điểm, việc lọc dữ liệu trong excel không đơn giản, đa số giáo viên không làm
được.
- Phần mềm Vemit: Là phần mềm mà hiện
nay các trường đều sử dụng. Việc cài đặt, sử dụng rất vức tạp nên không phải
giáo viên nào cũng có thể cài đặt và sử dụng được. Muốn có phần tính điểm,
thống kê về môn dạy của mình hoặc thống kê về lớp chủ nhiệm của mình giáo viên
phải báo cáo theo mẫu điểm của mình với người quản lý phần mềm sau đó xin lại
kết quả. Quy trình đó làm cho giáo viên rất “bị động trong công việc”.
- Giáo viên cần một phần mềm đơn giản,
dễ sử dụng giúp giáo viên tính điểm, thống kê chất lượng dạy học của mình để
kịp thời điều chỉnh cho hợp lý trong quá trình giảng dạy. Tổng hợp số liệu theo
các mẫu báo cáo cần thiết. Hỗ trợ xuất điểm ra mẫu của các phần mềm Vemit, Isms
để tiện cho báo cáo.
2.
Mục đích nghiên cứu
Phần mềm “Sổ điểm cá nhân”. Là phần mềm
viết trên nền Excel, giao diện đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng. Cơ sở dữ liệu
mở giúp giáo viên có thể tự thống kê theo các mẫu riêng. Ngoài tính năng như
một cuốn sổ điểm cá nhân để lưu trữ điển thì phần mềm còn có một số tính năng
hưu ích như:
o
Đối với giáo viên chủ nhiệm phần mềm giúp:
§
Nhập
điểm: Có thể nhập tay hoặc nhập mềm theo file điểm của giáo viên bộ môn. Có hỗ
trợ việc soát lỗi.
§
Hỗ
trợ in ra bảng điểm của lớp trên một trang A4. 5 học sinh lại thay đổi mầu để
tiện cho việc vào điểm sổ chính.
§
Hỗ
trợ in ra bảng xếp hạng các học sinh trong lớp trên 1 trang A4, xếp theo hạnh
kiểm, học lực. Để tiện thông báo kết quả học tập của học sinh cho phụ huynh.
§
In
ra bảng tổng hợp về học lực, hanh kiểm, danh hiệu thi đua sau mỗi kì .
§
In
ra danh sách học sinh giỏi, học sinh tiên tiến sau 1 kì.
§
In
ra danh sách học sinh (theo mẫu) phải kiểm tra lại trong hè.
§
In
ra danh sách học sinh theo từng thôn và kết quả học tập cả năm của học sinh đó
để tiện cho công tác bàn giao học sinh về địa phương trong dịp nghỉ hè.
o
Đối với giáo viên bộ môn
§
Phần
mềm hỗ trợ nhập điểm cho từng môn, có hỗ trợ soát lỗi.
§
Cho
phép in ra bảng điểm vừa đủ trong một trang giấp A4. Đổi mầu 5 học sinh một lầ
để tiện cho giáo viên vào điểm sổ chính.
§
Cho
phép in ra bảng xếp hạng học sinh theo điểm tổng kết học kỳ. Giúp giáo viên dễ
theo dõi tình hình học tập của học sinh.
§
Cho
phép in bảng tổng hợp điểm thi học kì theo mẫu để báo cáo cuối kỳ.
§
In
ra bảng tổng hợp điểm theo môn học, theo khối dạy để tiện cho việc theo dõi
chất lượng.
§
Cho
phép xuất dữ liệu điểm ra theo mẫu của phần mềm Vemit, Isms để tiện cho việc
báo cáo với người quản lý phần mềm.
3.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Giáo viên THCS, giáo viên THPT
4.
Giả thuyết khoa học
Khi áp dụng phần mềm vào thực tiễn sẽ
giúp giáo viên đơn giản hơn trong công tác tính điểm của mình.
- Không phải sử dụng nhiều công thức
khi tính điểm.
- Các báo cáo được thống kê theo yêu cầu
chỉ bằng click chuột.
- Việc trao đổi dữ liệu điểm dễ dàng,
chính xác, nhanh gọn.
- Cơ sở dữ liệu mở phục vụ cho việc
thống kê theo các mẫu khác.
5.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phần mềm “Sổ điểm cá nhân”. Là phần mềm
viết trên nền Excel, giao diện đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng. Cơ sở dữ liệu
mở giúp giáo viên có thể tự thống kê theo các mẫu riêng. Ngoài tính năng như
một cuốn sổ điểm cá nhân để lưu trữ điển thì phần mềm còn có một số tính năng
hưu ích như:
o
Đối với giáo viên chủ nhiệm phần mềm giúp:
§
Nhập
điểm: Có thể nhập tay hoặc nhập mềm theo file điểm của giáo viên bộ môn. Có hỗ
trợ việc soát lỗi.
§
Hỗ
trợ in ra bảng điểm của lớp trên một trang A4. 5 học sinh lại thay đổi mầu để
tiện cho việc vào điểm sổ chính.
§
Hỗ
trợ in ra bảng xếp hạng các học sinh trong lớp trên 1 trang A4, xếp theo hạnh
kiểm, học lực. Để tiện thông báo kết quả học tập của học sinh cho phụ huynh.
§
In
ra bảng tổng hợp về học lực, hanh kiểm, danh hiệu thi đua sau mỗi kì .
§
In
ra danh sách học sinh giỏi, học sinh tiên tiến sau 1 kì.
§
In
ra danh sách học sinh (theo mẫu) phải kiểm tra lại trong hè.
§
In
ra danh sách học sinh theo từng thôn và kết quả học tập cả năm của học sinh đó
để tiện cho công tác bàn giao học sinh về địa phương trong dịp nghỉ hè.
o
Đối với giáo viên bộ môn
§
Phần
mềm hỗ trợ nhập điểm cho từng môn, có hỗ trợ soát lỗi.
§
Cho
phép in ra bảng điểm vừa đủ trong một trang giấp A4. Đổi mầu 5 học sinh một lầ
để tiện cho giáo viên vào điểm sổ chính.
§
Cho
phép in ra bảng xếp hạng học sinh theo điểm tổng kết học kỳ. Giúp giáo viên dễ
theo dõi tình hình học tập của học sinh.
§
Cho
phép in bảng tổng hợp điểm thi học kì theo mẫu để báo cáo cuối kỳ.
§
In
ra bảng tổng hợp điểm theo môn học, theo khối dạy để tiện cho việc theo dõi
chất lượng.
§
Cho
phép xuất dữ liệu điểm ra theo mẫu của phần mềm Vemit, Isms để tiện cho việc
báo cáo với người quản lý phần mềm.
6.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài có phạm vi nghiên cứu là ứng
dụng của phần mềm đới với tất cả các bộ môn, tất cả giáo viên THCS, THPT.
7.
Phương pháp nghiên cứu
Phương
pháp tổng kết rút kinh nghiệm
8.
Cấu trúc của đề tài
II. NỘI DUNG
- Nghị quyết Trung Ương 2 khoá VIII,
Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: "Đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ theo một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh ...".
- Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09
tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới là: "Xây dựng nội dung
chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân
lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và
truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát
triển khu vực và trên thế giới".
- Luật giáo dục năm 2005 cũng đã nêu:
"... Khắc phục những mặt hạn chế của chương trình sách giáo khoa, tăng
tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa
học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh ... Đảm
bảo sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương
trình sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác
nhau. Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học
phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học
...".
Chương II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Trong nhà trường hiện nay có ứng dụng
một số phần mềm quản lý học sinh, quản lý điểm như School
manager, Vemit, Isms …. Tuy nhiên đa số các phần mềm này chỉ giúp ích tốt cho
công tác quản lý, thống kê và báo cáo số liệu. Giáo viên là đối tượng cần được
hỗ trợ nhất thì lại được hưởng lợi ít từ các phần mềm này. Mặt khác giáo viên
lại phải báo cáo điểm với người quản lý phần mềm theo các mẫu của các phần mềm
khác nhau để nhập điểm vào phần mềm.
- Sử dụng excel là giải pháp mà giáo
viên chọn để quản lý điểm của mình. Tuy nhiên đa số chỉ sử dụng trong việc tính
điểm, việc lọc dữ liệu trong excel không đơn giản, đa số giáo viên không làm
được.
- Phần mềm Vemit: Là phần mềm mà hiện
nay các trường đều sử dụng. Việc cài đặt, sử dụng rất vức tạp nên không phải
giáo viên nào cũng có thể cài đặt và sử dụng được. Muốn có phần tính điểm,
thống kê về môn dạy của mình hoặc thống kê về lớp chủ nhiệm của mình giáo viên
phải báo cáo theo mẫu điểm của mình với người quản lý phần mềm sau đó xin lại
kết quả. Quy trình đó làm cho giáo viên rất “bị động trong công việc”.
- Giáo viên cần một phần mềm đơn giản,
dễ sử dụng giúp giáo viên tính điểm, thống kê chất lượng dạy học của mình để
kịp thời điều chỉnh cho hợp lý trong quá trình giảng dạy. Tổng hợp số liệu theo
các mẫu báo cáo cần thiết. Hỗ trợ xuất điểm ra mẫu của các phần mềm Vemit, Isms
để tiện cho báo cáo.
Chương III. Đề xuất một số biện pháp thực hiện
Phần
mềm sổ điểm cá nhân là phần mềm được viết trên nền phần mềm Microsoft Excel.
Giao diện đơn giản, thân thiện dễ sử dụng:
Để bắt đầu sử dụng ta chỉ việc khai báo các
thông tin chung cơ bản cần thiết như: Tên phòng giáo dục sở tại, tên trường sở
tại, năm học hiện tại, tên giáo viên sử dụng.
Trong vùng giáo viên chủ nhiệm cho phép bạn
nhập thông tin lớp chủ nhiệm bằng cách ấn vào nút lệnh Nhập thông tin lớp chủ nhiệm.
Trong
bảng hiện ra cho phép ta nhập các thông tin về lớp chủ nhiệm của mình. Bao gồm:
họ tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, giới tinh, địa chỉ. Bạn có thể bỏ qua cột
ngày tháng năm sinh nhưng các cột còn lại không nên bỏ qua vì nó sẽ giúp ích
cho bạn trong quá trình lọc dữ liệu để báo cáo. Sau khi nhập hoặc chỉnh sửa
xong thông tin học sinh bạn chỉ cần ấn vào nút Lưu dữ liệu và quay lại trang chủ để lưu dữ liệu. Ta có thể chỉnh
sửa thông tin bằng các thao tác tương tự.
Để tiến hành nhập điểm ta có thể lựa chọn
theo 2 cách. Hoặc là nhập điểm bằng tay, có nghĩa là ta chọn học kỳ tương ứng,
sau đó chọn nút Nhập điểm rồi chỉ
cần nhập theo mẫu:
Phần
mềm hỗ trợ cách nhập điểm thuận lợi cho giáo viên đó là nhập điểm không cần
nhập dấu phảy ở giữa. Ví dụ bạn cần nhập điểm là 8,3 thì bạn chỉ cần nhập là
83. Giúp giáo viên nhập điểm nhanh hơn. Nhập điểm xong bạn có thể ấn nút Soát lỗi và tính điểm để kiểm tra các
lỗi có thể có như nhập điểm lớn hơn 10, nhỏ hơn 0, nhập thiếu điểm.
Khi đó
các ô mầu tím là các ô báo lỗi, bạn hãy kiểm tra lại và thay đổi cho phù hợp để
kết quả tính điểm chính xác. Ta cũng có thể bỏ bước này để lưu ngay dữ liệu
bằng cách ấn vào nút Lưu dữ liệu và quay
lại trang chủ.
Ngoài cách nhập điểm bằng tay thì người
dùng có thể “nhập mềm” bằng cách ấn vào nút Cập nhật điểm và chỉ đường dẫn đến file điểm của giáo viên bộ môn.
Sau đó
phần mềm sẽ tự động dò tìm và cập nhập điểm.
Sẽ có
thông báo cập nhật thành công cho các môn. Trường hợp file không đúng định dạng
cũng sẽ có các thông báo kèm theo.
Sau khi nhập điểm phần mềm cho phép ta xuất
ra một số bảng, mẫu cần thiết như Bảng
điểm của lớp:
Bảng
điểm hiện ra dưới dạng Print Preview được căn chỉnh vừa đủ 1 trang giấy A4 để
người dùng tiện khi in. 5 học sinh đổi mầu nền 1 lần để tiện cho giáo viên quan
sát, vào điểm sổ chính. Điểm TB, danh hiệu thi đua đã được tính theo thông tư
58 và thông tư 58 bổ xung.
Bảng xếp hạng học sinh:
Bảng
xếp hạng hiện ra dưới dạng Print Preview được chỉnh vừa đủ trong 1 trang giấy A4,
thứ hạng được sắp xếp theo Danh hiệu thi đua -> Hạnh kiểm -> Học lực
-> Điểm trung bình. Bảng này mục đích để giáo viên chủ nhiệm dễ quan sát về
lực học chung của học sinh trong lớp đồng thời là bảng thông báo kết quả học
tập cho phụ huynh học sinh.
Bảng tổng hợp:
Được
hiện ra dưới dạng Print Preview để tổng hợp kết quả về học lực, hạnh kiểm, danh
hiệu thi đua của lớp. Trong đó có xếp loại giỏi, khá, trung bình, yếu, kém phân
theo nữ, dân tộc, nữ dân tộc. Phần này tiện cho việc báo cáo cuối kỳ và so sánh
với đăng ký thi đua đầu năm cũng như giúp giáo viên trong việc viết kiểm điểm
cuối năm.
Danh sách khen thưởng:
Bảng
này dùng để in ra danh sách học sinh giỏi và học sinh tiên tiến. Danh sách đã
được xếp theo thứ tự học sinh giỏi trước sau đó đến học sinh tiên tiến. Phần
này tiện cho giáo viên theo dõi kết quả của học sinh cũng như báo cáo nhà trường để in giấp khen. Danh sách
đã được định dạng vừa đủ 1 trang giấy A4 để tiện in.
DS kiểm tra lại: Nút này chỉ hiện lên và có tác dụng
nếu trong phần Lựa chọn kỳ chúng ta
chọn là Cả năm.
Bảng
này thống kê những học sinh không đủ điều kiện lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại
trong hè. Điều kiện học sinh phải kiểm tra lại được tính theo thông tư 58. Phần
này rất tiện cho việc báo cáo, ghi học bạ, theo dõi học sinh lên lớp, ở lại sau
hè.
BG địa phương: Nút lệnh này chỉ có tác dụng khi
chọn kỳ là Cả năm. Bảng này thống kê
học sinh theo thôn. Tiện cho việc bàn giao học sinh về địa phương khi nghỉ hè.
Đối
với giáo viên bộ môn:
Sử
dụng các nút lệnh ở khối bên phải để phục vụ cho giáo viên bộ môn. Để bắt đầu
sử dụng bạn cần khai báo các thông tin ban đầu về môn dạy, danh sách học sinh
theo từng lớp…. Để khai báo bạn ấn vào nút lệnh Nhập thông tin ban đầu.
Trong
bảng nhập thông tin ban đầu hiện ra bạn có thể chọn thêm môn bằng cách ấn vào
nút thêm môn.
Bước
tiếp theo là chỉ việc lựa chọn môn có sẵn và nhập tên lớp tương ứng, ấn OK để
hoàn tất việc thêm môn.
Để xóa
môn ta lựa chọn môn cần xóa trong bảng danh sách, sau đó ấn vào nút Xóa môn,
Sẽ có
một câu hỏi để chắc chắn bạn muốn xóa môn, ấn OK để hoàn tất việc xóa môn học
không cần thiết.
Để
nhập thông tin học sinh cho từng môn học bạn nháy đúp chuột vào tên môn trong
bảng danh sách.
Trong
bảng hiện ra ta chỉ cần nhập các thông tin cơ bản như giới tính, dân tộc để tiện
cho công tác lọc dữ liệu. Nhập mới hoặc thay đổi xong bạn ấn nút Lưu dữ liệu để quay lại bảng nhập thôn tin bộ môn.
Để bắt đầu nhập điểm ta lựa chọn học kỳ và
môn tương ứng rồi ấn vào nút nhập điểm:
Trong
bảng nhập điểm hiện ra cho phép ta nhập điểm theo lớp. Phần mềm hỗ trợ 6 điểm
hệ số 1, 6 điểm hệ số 2. Có hỗ trợ soát các lỗi cơ bản.
Khi ấn
nút Soát lỗi và tính điểm ta sẽ nhận
được thông báo lỗi là các ô mầu tím. Bạn nên chỉnh sửa lại cho đúng. Nhập điểm
xong ta chỉ việc ấn vào nút Lưu dữ liệu
và quay lại trang chủ.
Đối với giáo viên bộ môn phân mềm hỗ trợ 6
nút xuất. Nút bảng điểm để in ra bảng điểm tương ứng với môn, kỳ đã lựa chọn.
Bảng
điểm được căn chỉnh vừa đủ 1 trang giấy A4, 5 học sinh đổi màu 1 lần để tiện
cho giáo viên quan sát và tiện khi vào điểm sổ chính. Điểm trung bình kỳ được
tính luôn theo số lương điểm đã nhập vào để tiện cho giáo viên theo dõi kết quả
học của từng học sinh.
Bảng xếp hạng học sinh để tiện cho giáo viên theo dõi kết
quả học tập của học sinh theo thứ tự từ trên xuống dưới tính theo điểm trung
bình môn.
Nút
lệnh Tổng hợp:
Dùng
để tổng hợp điểm thi học kỳ và tổng hợp điểm trung bình kỳ theo lực học giỏi,
khá, trung bình, yếu, kém và phân theo nữ, dân tộc, nữ dân tộc. Phần này tiện
cho việc báo cáo cuối kỳ.
Bảng Tổng hợp chung:
Bảng
này để tiện cho việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo, đánh giá chất lượng dạy học
của giáo viên. Bảng tổng hợp được tổng hợp theo môn và khối. Nó cũng là bảng để
theo dõi, so sánh với kế hoạch đầu năm.
Xuất ra V.Emit
Nút
lệnh này là một tiện ích giúp xuất điểm của từng môn học ra theo mẫu của phần
mềm V.Emit. Với tiện ích này giáo viên chỉ việc ấn nút sau đó lưu file vừa được
xuất ra lại rồi nộp cho người phụ trách phần mềm V.Emit của trường là xong.
Nút
lệnh Xuất ra Isms cũng tương tự như vậy. Nó giúp xuất điểm ra theo mẫu của phần
mềm Isms. Tiện cho việc báo cáo điểm của học sinh nhanh gọn, chính xác.
III.
Kết luận và kiến nghị
1.
Kết luận
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý,
dạy học là vấn đề rất quan trọng. Đối với giáo viên là nhân tố quan trọng nhất
trong dạy học thì càng quan trọng hơn. Chính vì vậy việc ứng dụng phần mềm Sổ điểm cá nhân cho giáo viên sẽ hỗ trợ
nhiều cho quá trình giảng dạy của giáo viên.
Phần mềm rất dễ sử dụng vì viết trên nền
phần mềm excel, giao diện đơn giản, thân thiện giúp giáo viên nhập điểm, tính
điểm nhan gọn, chính xác, tiết kiệm thời gian mà vẫn thu được hiệu quả cao.
Là phần mềm phục vụ cho giáo viên là
chính nhưng nó cũng có những hỗ trợ để chia sẽ dữ liệu với các phần mềm tổng
hợp lớn thông dụng khác như V.emit, Isms ….
2.
Kiến nghị
Người viết SKKN
Nguyễn Viết
Giáp
No comments:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã nhận xét